Đăng bởi Để lại phản hồi

MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHỐT CỬA MÁY GIẶT LG INVERTER

Nguyên lý: Bất kỳ công tắc cửa nào đều có 3 phần, 1 là đường lệnh, 2 là phần công tắc cửa, 3 là đường hồi tiếp.

Công tắc cửa: Bên trong là thanh lưỡng kim, khi VXL ra lệnh đóng rơ le, đường AC-L sẽ đi vào thanh lưỡng kim làm nóng thanh lưỡng kim và làm dãn nở.  Tiếp điểm chạm nhau, đường AC-N sẽ được đá tiếp điểm sang dây màu đen. Dây màu đen là đường AC-N sẽ cấp 1 pha AC cho máy.  Một dây màu đen kết  hợp mới trở, opto, tụ về AC-L sẽ tạo hồi tiếp về VXL.

‘Khi cắm nguồn, một pha AC-N đã có sẵn ở dây Blue của công tắc cửa.

XEM THÊM CÁC VIDEO VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đăng bởi 1 phản hồi

SỬA CHỮA KHỐI ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ, HỒI TIẾP, CÂN ĐỒ MÁY GIẶT SANYO – LỖI EC

SƠ ĐỒ MẠCH

Lệnh điều khiển động : VXL sẽ xuất lệnh 5V, qua IC đảo thành 0V, chân G của triac 1 âm hơn T1 nên triac 1 dẫn làm động cơ máy giặt quay. Tương tự chiều quay ngược lại do triac 2 điều khiển.

Mạch cân đồ, hồi tiếp từ động :

Khi động cơ cân đồ, có quay trái rồi quay phải, sẽ có dòng qua opto quang, làm chân 3-4 của opto quang dẫn. Nếu trong lồng giặt có nhiều đồ hay ít đồ thì dòng qua opto cũng thay đổi theo tải, làm chân 3-4 dẫn mạnh hay ít, dòng báo về chân 6 của IC 393 cũng thay đổi theo.

Chân 5 của IC A393 (IC khuếch đại thuật toán-OPAM SO ÁP), nhận 1 áp chuẩn so sánh. Điện áp chân 6 thay đổi thì xung ra chân 7 cũng thay đổi báo về VXL.

Khi động cơ dừng, không có dòng qua opto, chân số 6 ở mức thấp (0V) thì điện áp chân số 5 cao hơn chân số 6, điện áp chân 7 báo về VXL ở mức cao. Khi động cơ quay, có dòng qua opto, điện áp chân 6 thay đổi, khi điện áp chân 6 cao hơn chân 5, điện áp báo về VXL từ chân 7 ở mức thấp (0V).

Như vậy VXL sẽ nhân được 1 xung vuông từ quá trình hoạt động của động cơ.

(Khi lập trình để đưa ra lệnh điều khiển 2 triac thì phải căn cứ vào chu kỳ dòng điện để ra lệnh mở triac cho phù hợp—> lấy xung ACDET – tạo xung 100Hz từ IC A393).

Khi hỏng một linh kiện nào đó trong mạch này (trừ tụ và trở thoát xung) thì đều lỗi EC. Nếu lỗi ban đầu động cơ vẫn quay – cân đồ và sau đó lỗi EC thì lỗi mạch hồi tiếp. Nếu lỗi EC mà máy giặt không quay, không cân đồ thì kiểm tra các Triac, IC đảo, đường lệnh, VXL,….

Các máy giặt mono, nguyên lý – mạch cũng tương tự nhau. Một số máy dùng opto AC như PC 814 hoặc PS2505, nhưng nguyên lý điều khiển động cơ, cân đồ là tương tự nhau.

XEM THÊM CÁC VIDEO VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đăng bởi 6 phản hồi

BO MẠCH ĐIỀU KHIỂN QUẠT TỪ XA

Từ một chiếc quạt cơ, quạt trần mỗi khi muốn bật lại phải ấn (xoay) nút, hay một chiếc quạt cơ treo tường, mỗi khi cần bật lại phải nhổm dậy giật dây … thì rất bất tiện mà lại không hẹn giờ được. Bạn có muốn biến chúng thành đồ dùng có thể điều khiển từ xa, có thể hẹn giờ? Trang linhkienhd.com có bán loại bo mạch điều khiển quạt từ xa và mang đến cho bạn một giải pháp công nghệ tiện ích để biến chúng thành những vật dụng thông minh, dưới đây là chỉ dẫn chi tiết:     Xem sản phẩm 
1. Áp dụng:
        Áp dụng để điều khiển cho quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần, điều  khiển bóng điện… dùng
       điều khiển từ ra, với công suất thiết bị dưới 100W.
2. Bộ bo mạch điều khiển:
        1. Bo mạch điều khiển
        2. Điều khiển từ xa.
        3. Mắt nhận hồng ngoại
3. Kết nối bo mạch với quạt (hoặc thiết bị ngoại vi cần điều khiển):

Sơ đồ đấu cơ bản như sau:

Mở rộng:
Trường hợp quạt điều khiển từ xa nguyên bản nhà sản xuất mà bị hỏng bo mạch thì có thể dùng bo mạch này để đấu thay thế bo mạch gốc, đấu theo nguyên lý tương tự.
Nếu là quạt cây đá (hay còn gọi là quạt điều hòa) nếu hỏng bo mạch không sửa chữa được có thể dùng bo này để thay thế.
Cả 2 trường hợp này nên lắp thêm 1 bo kết hợp nút bấm, tất nhiên giá thành sẽ cao hơn.

Đối với quạt đá có thêm chức năng ion (hặc bơm nước) thì bo mạch này cần lắp thêm chức năng điều khiển mở rộng: thêm 1 trở 1K và 1 triac trên phần đánh dấu tròn nét đứt trên bo mạch.

4. Điều khiển từ xa

XEM THÊM CÁC VIDEO VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đăng bởi Để lại phản hồi

Mạch điều chỉnh tần số dùng IC 555

Mô tả: Mạch điều chỉnh tần số dùng IC NE555 là mạch tạo tần số xung vuông có thể điều chỉnh dùng vào nhiều mục đích khác nhau như giả xung phản hồi quạt dàn lạnh điều hòa, giả xung hall của động cơ biến tần có hồi tiếp, giả xung dao động của phao máy giặt…. trong quá trình sửa chữa mà muốn thử máy.

Trang linhkienhd.com có cung cấp bo mạch này.

Chỉ dẫn như hình ảnh kèm theo:

Các thông số:

1.Kích thước: 3.1cm * 2.2 cm, dùng IC NE555.

2.Điện áp đầu vào: 5VDC-15VDC

3.Biên độ đầu ra:. 4.2V đến 11.4V (tùy thuộc vào điện áp đầu vào, biên độ đầu ra sẽ khác nhau).

4.Dải tần có thể điều chỉnh

  •   Từ 1 Hz ~ 50 Hz
  •   Từ 50 Hz ~ 1 kHz
  •   Từ 1 kHz ~ 10 kHz
  •   Từ 10 kHz ~ 200 kHz

5.Tần số được tính theo công thức

  T = 0.7(RA + 2RB)C, f = 1/T

RA và RB là 2 biến trở xanh, giá trị thay đổi từ 0 ~10K.

C là điện trở tương ứng với mỗi dải tần.

  •   C = 100 uf tương ứng với dải 1Hz đến 50 Hz
  •   C = 10 uf tương ứng với dải 50 Hz đến 1 kHz
  •   C = 0.1 uf tương ứng với dải 1kHz đến 10 kHz
  •   C = 0.001 uf tương ứng với dải 10 kHz đến 200 kHz

6. Cách sử dụng

  1. Cấp nguồn cho bo mạch như chỉ dẫn ở hình ảnh
  2. Dùng đồng hồ vạn năng số thang đo tần số: Que đen để vào âm nguồn, que đỏ để vào chân OUT. Dùng tô vít vặn biến trở màu xanh để điều chỉnh tần số phù hợp (Người sửa chữa cần phải biết tần số của thiết bị). Sau khi điều chỉnh tần số phù hợp thì kết nối chân OUT vào bo mạch để giả xung. Lúc đó người sửa chữa có thể thử máy mà không cần hồi tiếp của thiết bị ngoại vi như quạt giàn lạnh có hồi tiếp, động cơ biến tần có hồi tiếp hoặc xung giao động của phao máy giặt….

XEM THÊM CÁC VIDEO VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đăng bởi 4 phản hồi

BOARD TEST ( BO TEST )

Khi sửa chữa các bo mạch, một điểm chú ý hết sức quan trọng là chúng ta cần xác định tình trạng bo có bị chập không trước khi cấp nguồn để tiến hành sửa chữa. Hoặc, các bo mono không có hồi tiếp từ tải, chúng ta hoàn toàn có thể dùng bo test (board test) để kế nối với bo mạch trong quá trình sửa chữa. Bo test cũng rất hữu ích khi chúng ta dùng để kiểm tra mất pha của IC công suất  hoặc dùng để kết nối đóng vai trò như các tải của van cấp nước, xả, bơm xả, xả tụ,… trong quá trình sửa chữa.
Chúng tôi có bán loại bo test này, thông tin  trong mục “bo mạch”, và bài viết dưới đây xin cung cấp về sơ đồ, hình ảnh bo thật cũng như cách sử dụng.

 

XEM THÊM CÁC VIDEO VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đăng bởi 17 phản hồi

Sơ đồ mạch và hoạt động của bếp từ

Sơ đồ mạch bếp từ: Để sửa chữa bếp từ thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ đồ của một bếp từ và các khối của nó như sau:

 

Giả thích sơ đồ: Bếp từ nói chung có các khối sau:

1. Khối nguồn: Từ điện áp 220V đầu vào, qua 3 diot chỉnh lưu thành điện DC, lọc phẳng trên tụ EC19 để cấp cho khối nguồn xung.

Nhiệm vụ khối nguồn xung để tạo ra điện áp  18VDC cung cấp để điều khiển IGBT, cấp cho quạt và điện áp 5VDC cấp cho vi xử lý và cảm biến. Ở đây khối nguồn xung sử dụng IC nguồn VIPer12A.

2. Khối công suất:
 + Khối tạo áp 300 VDC: Nguồn đầu vào 220 VAC -> nắn  chỉnh lưu qua cầu diot BD, lọc phẳng qua  tụ C4. Cuộn cảm L1 để chặn  các xung cao tần khi IGBT đóng cắt ở tần số cao.
 + Mạch LC tạo năng lượng từ trường ( cuộn cảm ở đây chính là mâm từ).
 + IGBT và khối điều khiển IGBT, đóng ngắt với tần số cao, tạo dao động trên mạch LC.
Mạch nhận nồi:
 + Trước mạch LC, điện áp qua các điện trở hạn dòng R3, R17, R19 , rồi được phân áp qua  R14, báo về chân   20 của VXL.
 + Sau mạch LC, điện áp được báo về chân  19 của VXL qua các trở gánh  R4, R5, R32,  R37, R24.
Khi có nồi, thì sẽ có sự tiêu thụ năng lượng trên mạch LC, dẫn đến áp báo về chân 19,và 20 của VXL trênh lệch, VXL hiểu có nồi và xuất xung từ chân 3 của vxl để điều khiển IGBT đóng cắt tạo dao động trên mạch LC, tức là bếp từ hoạt động.
Ngược lại khi không có trênh lệch điện áp  báo về chân 19, 20 của VXL, thì VXL sẽ không xuất xung để điều khiển IGBT nữa.
Một số bếp từ, mạch nhận  nồi sử dụng  IC khuyếch đại thuật toán LM358 trước khi báo về VXL.

4. Khối vi xử lý:
 + Sử dung IC vi xử lý CHK S007.

5. Các mạch bảo vệ
 + Cầu chì bảo vệ đầu vào.
 + sensor báo quá nhiệt của IGBT bào về chân 12 của VXL.
 + sensor báo quá nhiệt của mâm từ báo về chân 11 của VXL.
 + Mạch bảo vệ quá dòng của IGBT, lấy mẫu từ điện trở shunt RK1, báo về chân 16, 17 của VXL.
 + Mạch bảo vệ quá áp của lưới điện (thường trên 400V, sẽ gây hỏng IGBT) vào chân 1 của VXL: D1, D2, R29, R1, C2,  R40, R11, C7. Mẫu điện áp được lấy qua các diot, tụ trở vào chân 1. Nếu điện áp vượt quá 400V, VXL sẽ ngắt xung  điều khiển IGBT để bảo vệ IGBT.
 + Mạch phát hiện điện áp vào chân 10 của VXL: D1, D2, R29, R26, lọc mịn qua EC14, qua cầu phân áp R12 vào chân 10  để lấy mẫu điện áp, phát hiện điện áp dao động từ 150V~250V là bình thường , nếu cao quá hoặc thấp quá vi xử lý sẽ  ra lệnh bảo vệ. Đồng thời trong quá trình nấu bếp, điện áp thay đổi, vi xử lý sẽ tự động điều chỉnh xung điều khiển  IGBT để cho công suất không đổi trong quá trình hoạt động.

6. Bo hiển thị và điều khiển của bếp từ được kết nối với bo công suât của CN7.
7. Loa và quạt.
 + Mạch loa: Phát ra âm thanh cảnh báo hoặc một thao tác lệnh.
 + Mạch quạt: Nếu quạt không hoạt động thì bếp từ hoạt động một lúc IGBT sẽ nóng, bếp sẽ báo lỗi thông qua sensor  theo dõi nhiệt độ IGBT gắn trên miếng nhôm tản nhiệt.

XEM THÊM CÁC VIDEO KHÁC VỀ SỬA CHỮA BẾP TỪ VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ